Vải lụa Satin là gì? Các loại vải lụa Satin, ưu và nhược điểm

Vải lụa satin được làm từ chất liệu lụa có cấu trúc mềm mại

Lụa satin được biết đến là một loại vải chất lượng có nguồn gốc từ xa xưa. Hiện nay bạn có thể bắt gặp nhiều loại trang phục, rèm cửa, chăn ga gối cao cấp được làm từ vải lụa satin. Mời bạn cùng theo dõi bài viết để hiểu được lụa satin là gì? Có mấy loại lụa satin?

Vải lụa satin là gì?

Cũng giống như tên gọi, vải lụa satin được làm từ chất liệu lụa, được dệt bằng kỹ thuật dệt vân đoạn. Nhờ kỹ thuật này mà cấu trúc sợi vải được bền chặt hơn, chặt chẽ hơn khi đan kế sợi dọc và sợi ngang.

Vải lụa satin được ưa chuộng nhiều hiện nay nhờ có chất liệu vải mềm mại, không bám bụi và có độ bóng tự nhiên. Từ xa xưa cải được dệt bằng chất liệu cotton và sợi tơ tằm nhưng về sau đã được thay thế bởi các loại vải dệt như polyester, viscose,…

Lụa satin có mấy loại?

Nhiều người nghĩ rằng vải lụa satin chỉ là một loại vải, tuy nhiên tùy vào chất liệu làm vải và một số đặc điểm khác mà người ta chia vải lụa satin thành:

Vải lụa satin

Bề mặt loại vải này có độ óng tự nhiên, dễ thu hút ánh nhìn, đem lại cảm giác mềm mại cho người sử dụng nhờ được dệt từ tơ tằm thượng hạng. Vải lụa satin này có trọng lượng vô cùng nhẹ, thoáng mát, đặc biệt không có hiện tượng tích điện vào mùa đông.

Vải lụa satin thường được sử dụng để may các trang phục cao cấp, sang trọng do có giá thành khá cao.

Vải Cotton satin

Vải cotton satin không bị nhăn sau khi giặt giũ
Vải cotton satin không bị nhăn sau khi giặt giũ

Tên gọi đã phần nào chỉ ra được chất liệu làm nên loại vải này – sợi cotton, nhờ được dệt bởi sợi cotton mà chất vải khác so với vải dệt từ tơ tằm, vải có độ bền cao hơn và cứng cáp hơn.

Với vải cotton satin, bề mặt có sự láng bóng hơn, mềm mại hơn so với vải cotton thông thường, một điểm đặc biệt nữa là bề mặt vải không bị nhăn sau khi giặt giũ.

Vải Chiffon satin

Đối với loại vải này, chất liệu được sử dụng từ các loại sợi tổng hợp khác như như satin, poly, nylon,…Loại vải này khá nhẹ, không co giãn, nhẹ, không nhăn và đặc biệt có thể nhìn xuyên thấu qua vải.

Thường chất liệu vải này sẽ được sử dụng để may trang phục áo dài, áo đầm hoặc may đồ nội y.

Một vài loại vải satin khác

Satin baronet: Loại vải này thường được dùng trong việc may chăn, ga, vỏ gối, trong trang trí nhờ màu sắc đa dạng và tươi sáng.

Satin messaline: Loại vải này được làm từ lụa tơ tằm nên chất vải sáng, bề mặt vải mềm mại nên được ứng dụng trong may các trang phục cao cấp.

Satin polyester: Chất liệu vải này có khả năng cách nhiệt và chống nhăn tốt cùng độ bền cao, được làm từ kiểu dệt truyền thống của satin. Chất liệu vải này thường được ứng dụng để may áo choàng hoặc các loại áo Blazer.

Satin antique: Loại vải thường bắt gặp khi may rèm cửa, được sản xuất dựa vào công nghệ dệt thoi, khi cầm khá nặng tay và có độ bóng mờ trên bề mặt.

Satin duchess: Loại vải này khác so với các loại vải trên là chất vải nặng, độ bóng bề mặt thấp thường được sử dụng để may áo cưới.

Xem thêm: Vải Lụa Latin [A-Z]: Những điều bạn cần biết

Ưu và nhược điểm của vải lụa satin

Ưu điểm của vải lụa satin

Vải lụa satin có độ bóng nhất định tạo sự sang trọng cho trang phục
Vải lụa satin có độ bóng nhất định tạo sự sang trọng cho trang phục

Ưu điểm được nhắc tới đầu tiên của vải lụa satin chính là độ bóng bề mặt, nó tạo được cái nhìn đẹp mắt, cuốn hút khi sử dụng để may các loại trang phục.

Chất vải mềm mại, nhẹ và khi tiếp xúc với làn da thì tạo cảm giác thoải mái cho, dễ chịu cho người sử dụng.

Tính thẩm mỹ được đánh giá cao, tạo vẻ đẹp sang trọng cho trang phục.

Ngoài ra, các màu sắc và hoa văn có trên chất liệu satin rất đa dạng và đẹp mắt, giúp cho người sử dụng có thể thoải mái lựa chọn được sản phẩm phù hợp với cá tính và sở thích cá nhân.

Nhược điểm của vải lụa satin

Vì có độ bóng cao, bề mặt trơn bóng vì vậy chất liệu này khá trơn nên thường gây khó khăn trong việc may vá, khó giữ nếp tạo kiểu dáng và dễ bị xước khi có vật nhọn hoặc móng tay tác động.

Dễ bắt lửa.

Muốn giữ được chất lượng vải, màu sắc và form dáng của vải thì phải giặt bằng tay, tránh giặt máy.

Ứng dụng của vải lụa satin

Có thể thấy vải lụa satin có nhiều ưu điểm, tạo được cảm giác thoải mái cho người dùng vì thế được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang:

Ứng dụng trong may mặc trang phục

Vải lụa satin là nguyên liệu để may mặc một số loại trang phục như áo choàng, áo sơ mi, đồ nội y, váy, đầm dạ hội,…vì nó tạo được sự bắt mắt cho trang phục giúp thu hút ánh nhìn. Ngoài ra, vải lụa satin còn có thể được ứng dụng để làm một số phụ kiện thời trang, giày múa bale hay các món hàng khác.

Ứng dụng trong sản xuất vỏ chăn ga gối

Ngày nay bạn cũng có thể bắt gặp được một số loại chăn ga gối được làm từ vải lụa satin. Nhờ tính chất mềm mại, thông thoáng tạo cho người dùng cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc, giúp người sử dụng có được sự thoải mái nhờ đó mà có giấc ngủ sâu. Bề mặt của vải lụa satin có sự mềm mại và tạo cái nhìn thanh lịch nên giúp căn phòng được trở nên trang trọng và đặc biệt hơn.

Ứng dụng may áo cưới

Váy cưới làm từ chất liệu vải lụa satin
Váy cưới làm từ chất liệu vải lụa satin

Một ứng dụng không thể bỏ qua của vải lụa satin đó là may áo cưới. Nhờ có tính thẩm mỹ cao cùng chất liệu cao cấp mà vải lụa satin đang được dần sử dụng nhiều để làm các bộ váy cưới. Các mẫu váy cưới gần đây đang dần đi theo xu hướng tối giản, chất liệu thoải mái dễ chịu để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.

Ngoài ra, chất liệu vải lụa satin còn giúp cho trang phục được thoáng mát mà vẫn đẹp mắt và đầy sang trọng, đặc biệt là vào những mùa nắng nóng.

Ứng dụng vào trang trí nội thất

Vải lụa satin cũng được áp dụng để sản xuất các loại sản phẩm trang trí nội thất như rèm cửa, thảm trải bàn, ghế sofa,…Các sản phẩm được làm từ lụa satin sẽ giúp cho không gian nhà trở nên nổi bật và có tính thẩm mỹ cao.

Những câu hỏi thường gặp

Lụa satin có tốt không?

Nhiều người vẫn hay thắc mắc rằng vải lụa satin có tốt không khi mới nghe đến cái tên này. Như đã nêu ra ở trên, vải lụa satin có nhiều ưu điểm như có độ bóng đẹp mắt, mềm mại, đặc biệt là không tích điện vào mùa đông giống như vải len do đó có thể giữ ấm vào mùa đông mà lại mát mẻ vảo mùa hè, ngoài ra độ bóng của bề mặt vải và độ nhũ cao của chất liệu vải lụa satin giúp cho trang phục trở nên sang trọng hơn.

Vải lụa satin bao nhiêu 1 mét?

Tùy vào chất lượng, nơi sản xuất mà giá cả của các loại vải lụa satin là khác nhau
Tùy vào chất lượng, nơi sản xuất mà giá cả của các loại vải lụa satin là khác nhau

Vải lụa satin là loại vải được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang và đang được ưa chuộng hiện nay. Tuy vào đơn vị cung cấp, chất liệu vải, nguồn gốc mà giá của vải lụa satin sẽ khác nhau. Một số mức giá của vải satin hiện nay trên thị trường để tham khảo như

Vải lụa được dệt bằng sợi tơ tằm thượng hạng có giá dao động từ 350.000 – 450.000 /khổ/1,5m.

Vải cotton satin làm từ sợi cotton giá thấp hơn từ 130.000 – 150.000/ khổ.

Vải chiffon có giá khoảng 130.000/ khổ.

Chất lụa satin có nóng không?

Nhưng đã trình bày trong bài viết, chất liệu lụa satin có đặc tính nhẹ nhàng, thoáng mát nên không hề tạo cảm giác nóng mà luôn tạo sự thoải mái cho người sử dụng. Vải lụa satin sẽ tạo cảm giác ấm áp vào mùa đông do không có hiện tượng tích điện nhưng vẫn thoáng mát vào mùa hè.

Lụa satin có nhăn không?

Vải satin có một đặc điểm đặc biệt đó là bề mặt vải có sự láng bóng nhất định, mềm mại, trơn bóng nên không làm cho vải bị nhăn sau khi có sự tác động hay giặt giũ như vải thông thường.